Quan Lộ Kim Giản

Năm Càn Long thứ 37 (1772), ông thăng làm Nội vụ phủ Tổng quản đại thần. Cùng năm, phụ trách quản lí Võ Anh điện, đảm nhậm Tứ khố toàn thư Phó tổng tài, chuyên môn phụ trách biên soạn khảo hạch và đốc thúc quan viên.

Năm thứ 39 (1774), ông đảm nhậm Hộ bộ Thị lang, chưởng quản tiền pháp đường, kiêm Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ, được ban thưởng Khổng Tước Linh [2]

Năm thứ 40 (1775), ông tấu thỉnh bỏ quạt lò vào tháng tư nhuận, Càn Long đế phê chuẩn.

Năm thứ 43 (1778), Càn Long đế lệnh ông chủ trì biên soạn《Tứ khố cối yếu》, thay quyền Công bộ Thượng thư. Cùng năm, ông đến Thịnh Kinh hỗ trợ Thịnh Kinh Tướng quân Hoằng Thưởng điều tra sự việc ngân khố bị thiếu ngân lượng. Đem bọn người ăn xén tiền quốc khố là Lạp Tát Lễ, Di Luân trị tội theo luật. Lúc Càn Long Đế đông tuần phát hiện nhiều thành lũy của Thịnh Kinh đổ sụp, liền lệnh cho các Quân cơ đại thần tùy hành ước lượng chi phí và cấp phát ngân sách để tiến hành tu sửa, đem sự vụ Công bộ cho Kim Giản tạm thời quản lý.

Năm thứ 46 (1781), chính thức quản lý Công bộ.

Năm thứ 48 (1783), được thăng làm Công bộ Thượng thư, tiếp tục nhậm Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ.

Năm thứ 49 (1784), ông sử dụng biện pháp xử lý tắc nghẽn để khơi thông đường sông khu vực Kinh sư và các vùng lân cận.

Năm thứ 50 (1785), ông tham gia Thiên tẩu yến. Không lâu, Tứ khố Toàn thư hoàn thành, ông được ghi công. Cùng năm, Càn Long đế lệnh Lưu Dung, Đức Bảo và bắt đầu sửa chữa mười ba lăng của nhà Minh, thêm Nguyệt đài của Trúc Tư lăng, lại mở rộng Hưởng điện và cửa cung.

Năm thứ 55 (1790), vua nhà Hậu Lê của An Nam là Lê Chiêu Thống sống lưu lạc ở Kinh thành, Càn Long đế biên nhập Hán Quân Tương Hoàng kỳ An Nam Tá lĩnh, do Kim Giản đang nhậm chức Đô thống Hán quân Tương Hoàng kỳ phụ trách việc nhập kỳ.

Năm thứ 56 (1791), các thần tử theo Lê Chiêu Thống như Hoàng Ích Hiểu, Lê Quang Tễ tấu thỉnh hi vọng được trở về An Nam. Càn long đế lệnh ông và các tướng hộ tống người về nước.

Năm thứ 57 (1792), ông được điều nhận chức Lại bộ Thượng thư.

Năm thứ 59 (1794), ông bệnh qua đời, thuỵ Cần Khác. Càn Long đế ban bố chỉ dụ tiến hành tưởng nhớ đối với Kim Giản, lệnh cho Hoàng tôn Miên Cần tế bái.

Năm Gia Khánh nguyên niên (1795), Kim thị được đài kỳ sáp nhập vào Mãn Châu Chính Hoàng kỳ.